20 khẩu hiệu du lịch đáng nhớ nhất thế giới
Hai chuyên gia cố vấn du lịch: ông Doug Lansky (tư vấn, viết sách) và bà Samantha North (chuyên gia thương hiệu) đã có buổi chuyện trò với tờ CNN và chọn ra 20 khẩu hiệu du lịch đáng nhớ nhất thế giới.
Theo họ, những khẩu hiệu này đều mang ý hài hước hoặc trêu chọc, lôi kéo sự quan tâm của du khách đến các địa điểm du lịch được quảng bá ở từng địa phương.
Ông Doug Lansky – cố vấn viên phát triển du lịch, tác giả của nhiều cuốn sách về du lịch cho rằng, muốn làm du lịch, phải nhắm vào thị trường đích và gán mọi thông điệp vào bất kỳ khẩu hiệu nào được sáng tạo ra. “Nếu có một thương hiệu thực sự mạnh mẽ, thì logo và slogan giống như lớp kem và những ngọn nến phủ trên chiếc bánh.” Trên thực tế, có nhiều slogan và logo du lịch khiến ông ấn tượng: như slogan “Tôi yêu New York” có hình trái tim sinh động hay slogan du lịch trứ danh của thành phố Las Vegas…
1. Las Vegas
Las Vegas đã thành công trong việc thu hút du khách trong và ngoài nước với khẩu hiệu “What happens in Vegas, stay in Vegas” (Những gì diễn ra ở Vegas sẽ được giữ bí mật ở Vegas).
Las Vegas được biết đến là thành phố “tội lỗi”, nổi tiếng với các hoạt động về đêm: sòng bài, hộp đêm, bar, vũ trường… Do đó, đi kèm với khẩu hiệu du lịch thu hút trên, logo thường được gắn lền với hình vẽ một cô nàng nóng bỏng đội mũ vành.
2. New Zealand
Khẩu hiệu “100% Pure New Zealand” (New Zealand nguyên chất 100%) được ông Lansky đánh giá là một “thành công lớn”. Ngày nay, slogan này trở thành một biểu tượng trong ngành du lịch. Trước đó, New Zealand đã có những khó khăn để kết hợp các motip cũ với hình ảnh mới về cung điện của Chúa tể những chiếc nhẫn.
3. Michigan
Theo sau chiến dịch được đánh giá là rất thành công của New Zealand, một chiến dịch tương tự cũng được sinh ra ở Michigan. Khẩu hiệu “Pure Michigan” (Michigan nguyên chất) đã có 198.000 tài khoản Instagram cùng 177.000 người theo dõi và cụm từ này cũng trở thành một hashtag phổ biến.
4. Hy Lạp
Hy Lạp – đất nước ở Địa Trung Hải là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của thế giới, tự hào với bề dày lịch sử phong phú, món ăn ngon và những bãi biển vàng. Tuy nhiên, slogan du lịch “You in Greece” (Bạn đang ở Hy Lạp) không thu hút Lansky.
Samantha North, một chuyên gia tư vấn du lịch và thương hiệu du lịch cũng đồng ý: “Thực sự, tôi không nghĩ khẩu hiệu này có nhiều ý nghĩa đối với tôi. Tôi nghĩ Hy Lạp xứng đáng có khẩu hiệu tốt hơn thế. Nơi đây có quá nhiều điểm thu hút thú vị nhưng khẩu hiệu du lịch này không thể hiện được điều đó”.
5. Edinburgh – Thủ đô của Scotland
Thủ đô của Scotland cũng không nhận được nhiều khen ngợi với một từ có vẻ quá dài cho một slogan: “Incredinburgh”. Nhưng North nghĩ rằng đây là thủ pháp chơi chữ: “Tôi nghĩ điều này thật dí dỏm. Tôi đã nghe về những lời chỉ trích nhưng điều đó mãi chỉ là lời bình phẩm. Nó khá khó để diễn đạt ý mà chỉ gói gọn trong 1 từ”.
6. California
Ở đất nước đa sắc tộc như Hoa Kỳ, mỗi tiểu bang đều có khẩu hiệu du lịch của riêng mình, trong đó chứa đựng bản sắc văn hóa của mỗi khu vực riêng biệt. Samantha North nói khẩu hiệu của California “Find yourself here” (tìm thấy chính mình ở đây) hoàn toàn phù hợp với hình ảnh du lịch của tiểu bang này.
7. Dumfries và Galloway
Khẩu hiệu “A touch of the exotic” (Cảm nhận điều khác lạ) của người Scotland ở vùng Dumfries và Galloway gây ấn tượng vì sự khác biệt, kì quặc. Samantha North đánh giá: “Tôi nghĩ nó khá kỳ quặc vì tôi không liên tưởng Scotland với điều gì kỳ lạ được”.
8. Ethiopia
Khẩu hiệu “Thirteen months of sunshine” (13 tháng nắng ấm) đã trở thành yếu tố thu hút du khách. Nguồn gốc của cụm từ này là từ lịch của người Ethiopia, ngoài 30 ngày, 12 tháng còn có thêm 5 – 6 ngày tạo thành tháng thứ 13. Trên thực tế, đất nước Ethiopia được mệnh danh là một nơi quanh năm đầy nắng.
9. Bangladesh
Các quốc gia Nam Á không được liên tưởng ngay đến một ngành công nghiệp du lịch sôi động. Đó là lý do vì sao Samantha North nghĩ rằng chọn một khẩu hiệu đơn giản sẽ là một chiến thuật để giành chiến tháng: “Vì đây chưa phải là một điểm du lịch nổi tiếng, nên nếu chọn những gì dí dỏm, thông mình thì quá xa vời”.
10. Slovakia
Còn Doug Lansky cho rằng, các quốc gia muốn tránh đặt những slogan du lịch chung chung nên tham khảo khẩu hiệu du lịch của Slovakia. “Little big country” (Nước lớn bé nhỏ) là một ví dụ tốt vì nó có chứa sự mâu thuẫn, đối lập, gây hài hước.
11. Serbia
Khẩu hiệu ” Life in the rhythm of the heartbeat” (Cuộc sống trong nhịp tim) của quốc gia Balkan có thể tạo ấn tượng tốt ở Serbia, nhưng nó không tạo nhiều cảm giác với Samantha North. “Tôi nghĩ có thể do vấn đề ngôn ngữ. Tôi không thực sự hiểu những gì họ đang cố truyền đạt với dòng khẩu hiệu này”.
12. Philippines
Quốc gia quanh năm nắng ấm Philippines có một slogan thể hiện niềm vui tươi đã “đánh thức” và thành công khơi gợi niềm đam mê du lịch của nhiều du khách. Slogan “It’s more fun in the Philippines” (Vui hơn ở Philippines) đã thể hiện được sự vui vẻ, đáng yêu, đáng mến của người dân Philippines. Bà Samantha North cho biết: “Đây là một chủ đề tốt để thu hút mọi người tới điểm đến”.
13. Costa Rica
Khẩu hiệu “No artifical ingredients” (Không thành phần nhân tạo) của Costa Rica có thể khiến nhiều người bối rỗi, nhưng chuyên gia thương hiệu Doug Lansky nói rằng, sự thu hút của điểm du lịch quan trọng hơn bất kỳ logo, khẩu hiệu nào. “Khẩu hiệu không phải lý do ảnh hưởng tới quyết định đi đâu, mà du khách đi vì một điều thú vị, mới lạ – muốn ngắm nhìn Machu Picchu hoặc muốn chơi với chú chuột túi con ở Australia. Chắc chắn bạn sẽ không đi chỉ vì logo có vẻ đáng kinh ngạc” – bà nói.
14. Panama
Không phải mọi người đều có ấn tượng tốt về khẩu hiệu du lịch của Panama: “Panama it will never leave you” (Panama sẽ không bao giờ rời xa bạn). Với Samantha North, slogan này có một chút đáng sợ: “Một số điều sẽ không bao giờ rời bạn, có thể là những điều tiêu cực. Tôi không nghĩ rằng nó giúp quảng bá hình ảnh của Panama. Vì Panama không được nhiều người biết đến, bởi vậy cần một hành động cụ thể cứ không phải một khẩu hiệu tồi.”
15. Thành phố New York
Một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất trên thế giới, đơn giản và ngay lập tức khiến mọi du khách nhận ra là khẩu hiệu du lịch của thành phố New York với ý nghĩa “Tôi yêu New York”. Biểu tượng này thậm chí đã được in trên vô số áo phông, cốc và poster.
“Đó là một biểu tượng văn hóa và một phần bản sắc giúp du khách định hình ngay ra thành phố New York”, Samantha North cho biết. Thêm vào đó, thời gian chiến dịch đã giúp quảng bá và lan truyền slogan này. “Slogan này được tạo ra vào thời điểm sự thay đổi xã hội to lớn của thành phố trong năm 1970 và đến giờ, nó phát triển thành một biểu tượng” – bà cho biết.
16. Jamaica
Samantha North cho biết “Get all right” (Bình yên vô sự rồi) có thể không phải một khẩu hiệu mang nhiều ý nghĩa, nhưng có vẻ như phù hợp với thương hiệu hạnh phúc – trải nghiệm – may mắn của Jamaica.
17. Stockholm
“Stockholm – The capital of Scandinavia” (Stockholm – Thủ đô của Scandinavia) đã gây ra một sự tranh cãi ngay sau khi ra mắt. Nhiều ý kiến phản đối khẩu hiệu này cho rằng, slogan trên như một lời tuyên bố thủ đô của Thụy Điển là thủ đô đứng đầu trong khu vực.
Có thể hiểu những thủ đô khác ở khu vực Scandinavia kém vui vẻ hơn, nhưng Samantha North nghĩ rằng, sự phản đối mạnh mẽ chưa hẳn là điều xấu. Ý tưởng của slogan là táo bạo và nếu mọi người không thích nó, sau dần họ sẽ mặc kệ và bạn được làm những gì theo ý thích.
18. Slovenia
Một số người có thể cho rằng khẩu hiệu của nước Slovenia hơi thiếu sáng tạo, nhưng North nghĩ rằng khẩu hiệu du lịch này đang tạo phản ứng tốt: “Tôi nghĩ đó là kiểu dễ thương. Thật tuyệt, sự chơi chữ ở đây khiến cho người đọc cảm thấy sự hài hước, vui vẻ”. Trong slogan “I feel Slovenia”, chữ “love” được tô đỏ khiến cho nhiều người sẽ cảm thấy đây là khẩu hiệu tình yêu “Tôi thấy tình yêu” vô cùng lãng mạn.
19. Nam Phi
Đối với Doug Lansky, khẩu hiệu du lịch của Nam Phi quá chung chung với nhiều hình khối, nhưng Samantha Norht lại nghĩ nó có khả năng kích thích trí tưởng tượng của mọi người về bất kỳ cách nào họ muốn, như: “Đất nước đang vận hành tốt như ngành du lịch” với khẩu hiệu “It’s possible” (Điều đó là có thể).
20. Virginia
Dường như, du lịch ở bang Virginia, Mỹ chỉ dành cho mối quan hệ tình nhân lãng mạn chứ không bao gồm các mối quan hệ khác – “Virginia is for lovers”. Nhưng theo quan điểm của Samantha North, thực sự ranh giới này có thể áp dụng cho một khu vực rộng lớn trong xã hội: “Đó có thể là những người yêu thích bất cứ thứ gì, từ núi đồi, sông suối, cây ăn quả… đến điều gì đi chăng nữa” đều nên đến Virginia, bà nói.
Thanh Thủy/CNN
Công ty Cà phê Thơm nhà sản xuất cà phê chất lượng cao, 100% cà phê rang mộc, không tẩm độn bất kì hương liệu nào. Cà phê luôn tươi mới (Rang tại xưởng khi có đơn hàng), Chuyển hàng toàn quốc. Tham khảo ngay: www.thomcoffee.com hoặc gọi: 0888.525759