Du lịch Ấn ĐộHiểu về thế giớiTôn giáo

Các vị thần trong tôn giáo của nền văn minh Ấn Độ (kỳ 4)

Share

Trong bộ tam thần Trimurti còn có thần Shiva – vị thần hủy diệt, nhưng bên ngoài bộ tam thần này, Shiva là hiện thân của sự sáng tạo, sự khởi đầu mới cũng như bảo quản và tiêu hủy. Đây là vị thần rất được tôn kính ở Ấn Độ. Bên cạnh đó còn có những vị thần khác nằm ngoài bộ tam thần trong Hindu giáo của người Ấn như thần Ganesha, thần Kama…

Thần Shiva

Có thể là từ thời sơ sử Ấn Độ đã có sự sùng bái vị thần nào đó giống với Shiva về chức năng. Những nhà khảo cố khi khai quật những địa điểm của nền văn minh đó đã tìm được một số vật biểu thị thần có mũ đội được làm bằng những chiếc sừng, ngồi theo tư thế Yoga, xung quanh có nhiều loại thú vật. Nhiều nhà khoa học tin rằng, đó là thần Shiva trước đây của Ấn Độ. Nếu ý kiến này là đúng thì có thể nói, thuyết Shiva là tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới.


HieuMinh Travel

Du lịch, cho thuê xe tại miền trung

Hotline: 0233.3.70 80 90 - Website: https://hieuminh.com.vn


 

Hình ảnh và thần thoại về Shiva được hình thành từ sự kết hợp một số nguồn gốc. Một trong những nguồn gốc đó là thần Rudra từ Rigveda. Đó là sự thần thánh hóa các thế lực hùng mạnh của tự nhiên, các đợt sóng thần với những cơn mưa và các thảm họa tự phát. Các thần khác chưa nói đến con người, đều sợ Rudra ở tính bất thường và nóng nảy của nó. Khi bất bình điều gì đó, nó sẽ làm cho con người hứng chịu dịch sốt và động vật bị chết hàng loạt. Nhưng chính nó, nếu đươc người ta đem đồ hiến tế để chuộc, nó sẽ chữa khỏi bệnh cho con người và dừng việc sát hại động vật. Rudra – là dược sĩ tốt nhất biết dùng các loại thảo dược. Nó biết làm phép lạ cho các loài cây và thế giới động vật, bao giờ nó cũng có các thần như các loài rắn độc đi theo – Rudra. Để làm cho vị thần đáng sợ đó trở nên hiền lành, người ta nhờ một vị thần Shiva, tức là “phúc”, “thiện”. Tên của thần Shiva có nguồn gốc Dravid và nghĩa của nó gần với  “màu đỏ”. Màu đỏ là màu vượt trội của thần thánh, có quan hệ với biểu tượng của máu và cái chết (ở Ấn Độ cổ đại, màu đỏ được xem là màu của đám tang).

Thần thoại về Shiva và sự tôn kính Shiva được thịnh hành cho đến đầu kỷ nguyên của chúng ta. Thường thì thần Shiva được miêu tả như một người tu khổ hạnh, khắc nghiệt, ngồi trong tư thế luyện Yoga trên núi Meru để thiền. Thần Shiva được bôi một thứ than tro (tro trong truyền thống Ấn Độ mang một ý nghĩa thần bí). Đầu của thần được trang điểm bằng trăng lưỡi liềm và dòng nước (theo một số thần thoại thì thần Shiva đã đội lên đầu mình dòng nước sông Hằng từ trên trời dội xuống). Tóc thần xoăn tít, trên trán mọc thêm một con mắt thứ ba – biểu tượng của sự thông thái. Shiva được xem là thần hộ mệnh cho những  người tu khổ hạnh và Yoga.

Ngoài ra, Shiva còn là người sáng lập và bảo hộ cho nghệ thuật múa. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Nataradja là “vua của những điệu múa”. Điệu múa nổi tiếng nhất của Shiva là Tandava. Nhờ có nó mà thần chiến thắng được kẻ thù của mình và đưa thế giới đến với tro bụi, khi bắt đầu thời kỳ sơ khai của vũ trụ. Có thể, những điệu múa ngẫu hứng của Shiva khêu gợi nguồn gốc phù thủy nào đó của thần. Cuối cùng, sự sùng bái Linga ở Ấn Độ cổ đại cũng có liên quan đến Shiva. Linga là biểu tượng cho sức mạnh của vũ trụ toàn năng.

Nữ thần Sacti

Một đặc tính mang tính đặc trưng của Hindu giáo so với thời kỳ Vệ đà là đề cao các nữ thần. Thổ dân các bộ lạc người Arya và các dân tộc khác luôn kính trọng các nữ thần của mình, sự sùng bái đó không bao giờ mất. Khoảng gần đầu công nguyên, các nhà tư tế Hindu Arya đã chú ý tới điều đó. Những hình ảnh của vô số các vị thần ở làng quê đã hòa vào một cái toàn vẹn – đó là thần vũ trụ, là người có phép màu tuyệt đối của thế giới và đồng thời là vợ của Shiva. Tên của vị thần này là Sacti – sức mạnh, năng lượng; hay còn gọi là Devi, còn sự sùng bái nó gọi là phái Sactism. Vả lại, nói đúng hơn, Sacti là biểu tượng thần thánh, chứ không phải là nữ thần cụ thể. Xét phương diện thần thoại và văn hóa mà nói thì vai trò của nó lại do các thần khác thực hiện.

Sacti có hai nhóm thể hiện: lành – dữ. Với vẻ mặt hiền lành, nó biểu hiện như một người vợ chung thủy và lý tưởng của Shiva và được gọi là Parvati hay Umo. Có một chuyện thần thoại kể rằng, để đạt được thiện cảm của người yêu, nàng phải trải qua một thời gian lâu dài và bền bỉ, khắc phục biết bao nhiêu là trở ngại. Với vẻ mặt dữ dằn, Sacti thường giống Durga hay Kali. Đôi khi các tên đó được xem là đồng nghĩa, song thông thường chúng khác nhau.

Durga– nghĩa đen là “khó với tôi”, đó là một phụ nữ trẻ đẹp cưỡi trên lưng con sư tử. Theo thần thoại thì nó sinh ra từ lửa mà các thần sinh ra từ ánh hào quang của mình. Durga có mười tay, mỗi tay cầm một thứ vũ khí khác nhau. Trong hình dáng đó, nó phù hộ cho chúng sinh của thập phương. Durga có thể đánh bai bất cứ kẻ thù nào, trong đó có kẻ thù mạnh nhất và chủ yếu nhất là Mahisa. Các nữ thần được thờ trong các ngôi đền phân bố trên toàn lãnh thổ của đất nước. Nét đặc thù nhất của việc thờ thần là đem những thứ đồ tế còn máu tươi của động vật (dê hoặc trâu) để tế.

Thần Kali nhìn có vẻ dữ dằn hơn, tên của nó có nghĩa là màu đen. Khuôn mặt kinh dị của nó có thể làm cho con người sợ hãi. Nó biểu thị cho phụ nữ da đen trong tư thế lõa thể. Từ cái miệng há ra có một dòng máu chảy, lưỡi thè ra, tóc rối bù, hai mắt trố nhìn ra vẻ giận dữ. Xung quanh mông của nó quấn một cái váy làm bằng tay người, xung quanh cổ treo đầy đầu lâu người. Khi nó cười, giọng của nó rung chuyển cả thế giới. Khuôn mặt kinh dị của Kali được coi là nổi tiếng nhất ở một trong những nhánh chủ đạo của Hindu giáo là Mật giáo (tantrism). Nó biểu thị cuộc đấu tranh với các thế lực đen tối. Đối với phần lớn những người theo đạo Hindu, Kali và Durga là Thần Mẹ khả ái luôn che chở cho con cái mình. Nhờ có vẻ hung dữ thần mới bảo vệ được con cái. Mẹ chỉ thân thương đối với những người kính trọng bà.

Các vị thần khác

Thần Ganesađược miêu tả dưới hình thức người béo mập, có cái đầu voi. Hình tượng này có nguồn gốc tối cổ và gắn liền với sự sùng bái voi vốn thịnh hành trong số các bộ lạc ngoài Arya. Ganesa trong Hindu giáo được xem là vị thần thông thái, đồng thời là sự khắc phục chủ yếu các trở ngại, người mang lại thành công cho bất kỳ công việc nào. Vì vậy, khi người Ấn Độ bắt đầu làm bất kỳ công việc gì, họ điều cầu đến vị thần này để được gặp may mắn.

Thần Skanda hayKumara – đó là vị thần giữ trách nhiệm quân sự.

Thần Kama có nghĩa là khát vọng, tình yêuKhi kéo dây cung, Kama bắn những mũi tên hoa vào mục tiêu mà nó chọn, và con người bị lâm vào tình trạng yêu say đắm (Kama là tình yêu trần thế bình thường, trong khi đó, Bhacti là tình yêu thần bí, nhờ vào thần).

Nếu  tôn giáo Vệ đà có thể xem như một tôn giáo đa thần, thì điều đó cũng có thể áp dụng được đối với đạo Hindu. Trong tình trạng đa thần như vậy (thậm chí người ta còn khẳng định có đến hàng triệu thần), không phải lúc nào các thần cũng được cảm nhận như những sinh thể riêng lẻ. Trong mỗi một nhánh của Hindu giáo luôn có thần này hay thần khác được tôn thờ, chính nó được thừa nhận như đấng sáng tạo thế giới và tất cả các thần khác. Chẳng hạn trong thuyết Krisna, vị thần tối cao là Krisna, các thần còn lại chỉ là những “chiều cạnh”, hay là “sự trưng diện của nó”. Trong thuyết Shiva thì thần Shiva là trung tâm, còn các thần khác chỉ thể hiện ở các phương diện khác nhau của nó. Đôi khi các khuôn mặt đó được xem là ảo và chỉ tồn tại trong sự tưởng tưởng của các tín đồ, song cũng có khi được xem là hoàn toàn có thực. Mặc dù vậy, trong bất kỳ trường hợp nào thì thực tế đích thực vẫn là thần được tôn thờ trong các nhánh cụ thể của từng thuyết. Như vậy, trong lĩnh vực tôn giáo đã xuất hiện nét đặc trưng của văn hóa Ấn Độ – đó là sự thống nhất trong đa dạng.

Do thần chỉ có một, còn sự thể hiện của nó lại rất nhiều, nên thường có sự tồn tại của nhiều hình thức cứu độ tinh thần. Người Ấn Độ nhận thức rất rõ về việc con người khác nhau cả về tính cách, cả sự cảm nhận thực tế và do vậy, họ quan niệm sự hoàn thiện con người theo nhiều cách khác nhau. Chân lí chỉ có một, song con đường đi đến chân lí thì rất nhiều, cũng giống như lên đỉnh cao của một ngọn núi bằng nhiều con đường khác nhau. Mỗi người đều mong muốn và đều có thể phát triển phù hợp với thiên hướng nội tâm của mình. Đương nhiên, người Ấn Độ thường phê phán các quan điểm của nhau, và bất kỳ bên tranh luận nào cũng cho quan điểm của mình là đúng nhất. Nhưng tập quán sống trong sự bao bọc của các thần khác nhau đã làm cho họ phát triển tính kiềm chế và do vậy, các cuộc tranh luận thường dẫn tới những cuộc xung đột đổ máu. Nhóm người này tin vào một thần, như thông lệ, họ sống hòa bình với những người truyền bá tín ngưỡng khác, hay là với những người không có niềm tin vào bất cứ vị thần nào nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Gavin FloodAn Introduction to Hindusim, Cambridge University press, 1996.

2.    PGS.TS Đặng Hữu Toàn (Chủ biên),Các nền văn hóa thế giới tập 1 – phương Đông, NXB Từ điển bách khoa, 2011.

3.    Hoàng Tâm Xuyên (Chủ biên)Mười tôn giáo lớn trên thế giới, NXB Chính trị quốc gia, 1999.

 

Lê Ngọc – K. Sư phạm

Nguồn: http://enews.agu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=17675&Itemid=127


Công ty Cà phê Thơm nhà sản xuất cà phê chất lượng cao, 100% cà phê rang mộc, không tẩm độn bất kì hương liệu nào. Cà phê luôn tươi mới (Rang tại xưởng khi có đơn hàng), Chuyển hàng toàn quốc. Tham khảo ngay: www.thomcoffee.com hoặc gọi: 0888.525759


 

Share
2024 © Five Seasons Holidays