Những kiểu bánh chưng độc đáo ngày Tết
Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu ngày Tết. Tuy nhiên, bánh chưng không chỉ có một công thức truyền thống mà có thể được biến tấu với nhiều kiểu độc đáo.
Có thể bạn quan tâm:
- Bốn người Trung Quốc ăn 30 kg quýt để khỏi đóng tiền phí hành lý
- Ngắm hoa trên xứ thông reo
- Nhớ gian bếp ngập sắc hương
- Món ăn của một người mê ẩm thực Khmer
Bánh chưng với nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ, được gói với lá dong là chiếc bánh truyền thống đã vô cùng quen thuộc. Ngày nay, không chỉ dừng lại ở đó, bánh chưng được sáng tạo với nhiều cách làm độc đáo và mới mẻ.
Bánh chưng gấc
Đây là loại bánh chưng độc đáo mà bạn có thể lựa chọn để thay đổi khẩu vị cũng như hình thức bánh cho ngày Tết. Giống như bánh chưng xanh truyền thống, bánh chưng gấc cũng được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, đậu xanh và thịt lợn. Tuy nhiên, điều khác biệt làm cho bánh có màu đỏ là gạo nếp được trộn với ruột gấc trước khi gói.
Bánh chưng gấc mang màu đỏ, khi ăn có vị ngọt, ngậy từ gấc kết hợp với đậu xanh mềm dẻo và vị thơm béo của thịt lợn. Đây là món ăn được yêu thích trong ngày Tết của nhiều gia đình.
Bánh chưng đen
Bánh chưng đen là đặc sản mừng năm mới của người Tày ở huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn). Loại bánh này được gói theo hình trụ dài giống bánh tét miền Nam hay bánh gù của người Giáy. Màu đen trong bánh chưng được tạo nên từ tro của thân cây núc nác hoặc những cọng rơm nếp to.
Tất cả các nguyên liệu làm bánh từ lúa nếp, thảo quả cho đến thịt lợn, đỗ xanh… đều đặc biệt vì mang đậm phong vị vùng cao. Người Tày làm bánh chưng đen để thờ cúng ông bà, tổ tiên và mời khách đến chơi nhà vào ngày Tết.
Bánh chưng gạo lứt
Xuất hiện từ vài năm trước nhưng phải đến dịp Tết năm nay, loại bánh chưng này mới thực sự phổ biến. Tùy thành phần nhân bánh, những người bán cho rằng chiếc bánh chưng gạo lứt chỉ cung cấp khoảng 1.000-2.100 kcal, trong khi chiếc bánh chưng xanh trọng lượng tương tự chứa đến 3.000 kcal. Nên loại bánh này được nhiều người theo chế độ eat clean lựa chọn trong dịp Tết.
Theo khảo sát, mỗi chiếc bánh này nặng trên dưới 1 kg hiện được bán với giá 90.000-110.000 đồng, tương đương với bánh chưng xanh truyền thống.
Bánh chưng ngũ sắc
Giống như bánh chưng truyền thống, bánh chưng ngũ sắc cũng được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, lá dong… Tuy nhiên, phần gạo nếp thay vì để màu nguyên bản sẽ được nhuộm bởi những nguyên liệu tự nhiên như màu đỏ của gấc, màu xanh của lá riềng xay, màu vàng từ nghệ tươi, màu tím từ nếp cẩm.
5 màu sắc này tượng trưng cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Không chỉ có hình thức đẹp, chiếc bánh chưng ngũ sắc còn có 5 mùi vị khác nhau, khi ăn không bị ngấy hay nhàm chán.
Theo Zing.vn
Công ty Cà phê Thơm nhà sản xuất cà phê chất lượng cao, 100% cà phê rang mộc, không tẩm độn bất kì hương liệu nào. Cà phê luôn tươi mới (Rang tại xưởng khi có đơn hàng), Chuyển hàng toàn quốc. Tham khảo ngay: www.thomcoffee.com hoặc gọi: 0888.525759