Du lịch CampuchiaĐông Nam Á

Những thành tựu của đế quốc Angkor trong thời kỳ cực thịnh

Share

Chúng ta cũng hay tự hỏi cho mình tại sao gọi là “đế quốc Angkor” cái từ đế quốc hay dùng cho các nước tư bản.

Đế quốc Ăngkor là một niềm tự hào của người Á Đông cũng như toàn thế nhân loại, đất nước này, con người xứ sở này đã xây dựng nên công trình vĩ đại cho nhân loại, đó chính là Ăngkor Wat. Việc xây dựng nên những công trình bao gồm cả bệnh viện, hồ chứa nước,  Ăngkor vĩ đại là biểu hiện cho một quá trình phát triển của đất nước, đế quốc này.

Nếu chúng ta tìm hiểu thì sẽ trả lời được ngay, vì đã có một thời kỳ người Campuchia đã có một lãnh thổ với một tích rộng. Trong thời kỳ cực thịnh của ĂngKor thì đã có những thành tựu sau.


HieuMinh Travel

Du lịch, cho thuê xe tại miền trung

Hotline: 0233.3.70 80 90 - Website: https://hieuminh.com.vn


 

Thời kỳ vua Suryavarman I (trị vì 1002 – 1050)

Sau cái chết của Jayavarman V là một thập kỷ xung đột. Các vị vua chỉ trị vì vài năm và bị thay thế thông qua bạo lực của các vị kế nhiệm cho mãi đến thời vua Suryavarman I (trị vì 1002 – 1050) cuối cùng giành được ngôi báu.

Thời kỳ trị vì của ông có những thành tựu sau:

Thứ nhất: Được đánh dấu bằng các nỗ lực đảo chính liên tục của các đối thủ hòng lật đổ bằng quân sự. Về phía tây, ông đã mở rộng vương quốc của mình đến tỉnh Lopburi của Thái Lan ngày nay, về phía nam đến eo đất Kra.

Thứ hai: Tại Angkor, việc xây dựng Tây Baray bắt đầu dưới triều Suryavarman I, một hồ chứa nước thứ 2 và rộng hơn hồ Đông Baray với kích thước 8 x 2,2 km. Với việc xây dựng hồ chứa này nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đồng thời là nơi cung cấp nguồn nước cho việc sinh hoạt của nhân dân.

Đó là một số thành tựu nổi bật trong thời kỳ Suryavarman I nắm Vương quyền, ông được coi là người khởi đầu cho sự phát triển, hưng thịnh của đế quốc Ăngkor.

Thời kỳ Suryavarman II – Angkor Wat

Suryavarman II là một vị anh hùng có tài hơn người, ông có đường lối ngoại giao khôn khéo, ông còn là nhà quân sự  lỗi lạc đồng thời là nhà kiến trúc tài ba, chính vì thế trong thời kỳ cầm quyền ông đã xây dựng nên nhiều thành tựu cho nhân dân Camphuchia nói riêng và thế giới nói chung.

Thứ nhât, đó là việc ông cho xây dựng ngôi đền lớn nhất của Angkor Wat, ngôi đến này  được xây dựng trong khoảng thời gian 37 năm: Angkor Wat, là nơi thời thần Vishnu. Công trình ngày nay vẫn còn tồn tại, nó biểu tượng cho sức manh, trí tuệ của con người Camphuchia. Công trình này vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nhưng xét kỹ ra thì nó cũng đang bị ảnh hưởng xấu bởi sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa, mỗi năm nhà nước Camphuchia phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để trùng tu lại.

Thứ hai: Suryavarman II  đã xâm chiếm vương quốc Haripunjaya của dân tộc Môn đến phía tây (ngày nay là miền Trung Thái Lan) và một khu vực xa hơn về phía tây của vương quốc Pagan (Myanmar ngày nay), phía nam lấn về khu vực bán đảo Malay đến vương quốc Grahi (nay là tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan), về phía đông lấy nhiều tỉnh của Champa, về phía bắc đến biên giới phía bắc của Lào ngày nay. Sự kết thúc của hoàng đế Suryavarman II không được rõ ràng lắm. Văn bia cuối cùng ghi nhận tên ông có liên quan đến dự tính xâm lược Đại Việt là từ năm 1145. Có lẽ ông qua đời trong một cuộc hành quân trong khoảng thời gian từ năm 1145 đến 1150.

Thời kỳ tiếp theo các vua trị vì trong thời gian ngắn và bị vị vua sau lật đổ bằng vũ lực. Cuối cùng, năm 1177, Khmer đã bị quân Chămpa đánh bại trong một trận thủy chiến trên hồ Tonlé Sap và bị sáp nhập thành một tỉnh của Chămpa.

Nói chung trong thời kỳ Suryavarman II trị vì thì đế quốc Ăngkor có được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển của mình. Một đế quốc rộng lớn bậc nhất tại Đông Nam Á  đã được tái thiết lập tại bán đảo Đông Dương.

Jayavarman VII – Angkor Thom

Vị vua tương lai Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1218) đã là một nhà lãnh đạo quân sự như với tước vị hoàng thân dưới thời các vua trước. Sau khi người Chăm đã xâm chiếm Angkor, ông đã tập hợp một đội quân và giành lại kinh đôYasodharapura. Năm 1181, ông đã lên ngôi và tiếp tục gây chiến chống lại các vương quốc phía đông trong 22 năm cho đến khi Đế quốc Khmer đánh bại Chăm Pa năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa.

Jayavarman VII được coi là vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của Angkor không chỉ vì những chiến công của ông chống lại quân Chăm Pa mà còn là một người cai trị không phải là bạo chúa như cách các hoàng đế trước đó đã cai trị vì ông là người thống nhất đế quốc này và trên cả là do các công trình xây dựng được tiến hành dưới thời kỳ cai trị của ông.

Kinh đô mới được xây dựng  có tên gọi là Angkor Thom (có nghĩa là: “Thành phố vĩ đại”). Ở khu trung tâm, nhà vua (một phật tử Phật giáo Đại thừa) đã cho xây dựng làm tòa tháp quốc gia – Bayon với các tháp được cho là mang hình khuôn mặt của Quán Thế Âm bồ tát, mỗi tháp cao vài mét được chạm khắc bằng đá. Các đền chùa khác được xây dựng dưới thời Jayavarman VII là Ta Prohm, Banteay Kdei và Neak Pean, cũng như hồ chứa nước Srah Srang.

Cùng với những công trình đó, một hệ thống các đường phố đã được xây dựng kết nối các trấn của đế quốc. Bên các phố này, 121 nhà nghỉ được xây cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách. Ông cũng cho thiết lập 102 bệnh xá.

Đây là thời kỳ thật huy hoàng, chói sáng  và vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển Campuchia, đồng thời đây cũng là thời kỳ đánh dấu sự đi xuống, suy vong của đế quốc Ăngkor. Thật sự mà nói đế quốc  Ăngkor  bước vào thời kỳ suy vong sau khi con của Jayavarman VII là Indravarman II (trị vì 1219-1243), bởi vì trong thời gian trị vì thay cho Cha mình thì Indravarman II cũng có những thành tựu trong việc hoàn thành những công việc về mặt xây dựng mà trước đó Cha ông chưa làm xong, tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng ông không thành công trong việc quân sự.

Tóm lại đế quốc Ăngkor trong thời kỳ cực thịnh của mình được bắt đầu từ khi Suryavarman I (trị vì 1002 – 1050) và kết thúc Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1218) đã có nhiều thành tựu nổi bật, và nó biểu hiện ở những việc như là xây dựng đền đài, những công trình thủy lợi như là đào hồ chứa nước, đào kênh mương.

Trong thời kỳ cực thịnh này những công trình như là bệnh viện hay là công trình Ăngkor Wat- một kỳ quan thế giới cũng đã được xây dựng. Chúng ta phải hiểu rằng, việc xây dựng những công trình này tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, sức người, chính điều đó là cái duyên cớ để là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự suy vong của đế quốc này. Những công trình vĩ đại luôn có hai mặt, những công trình vĩ đại của Camphuchia nói riêng hay của thế giới nói chung luôn ẩn chưa trong đó xương máu của người dân lao động.

Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, những công trình đó là biểu tượng cho sức mạnh, trí tuệ của người cầm quyện, của những con người làm lên nó. Còn riêng đối với công trình ĂngKor Wat việc xây dựng nó tốn rất nhiều thời gian và công sức của người xưa, tuy nhiên việc giải hết mật mã về việc xây dựng công trình này là một dấu hỏi chấm mà người ngày nay chưa thật sự giải hết được, nó hình như là cùng tồn tại với năm tháng.

Nguồn: Tạ Đức Vượng, | Nghiên Cứu Lịch Sử

Có thể bạn quan tâm: Giá vé vào Angkor tăng gấp đôi


Công ty Cà phê Thơm nhà sản xuất cà phê chất lượng cao, 100% cà phê rang mộc, không tẩm độn bất kì hương liệu nào. Cà phê luôn tươi mới (Rang tại xưởng khi có đơn hàng), Chuyển hàng toàn quốc. Tham khảo ngay: www.thomcoffee.com hoặc gọi: 0888.525759


 

Share
2024 © Five Seasons Holidays