Những vùng trồng cà phê nổi tiếng tại Việt Nam
Cây cà phê đã xuất hiện tại Việt Nam từ thế kỷ 19. Theo thời gian cà phê trở thành loài cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người Việt. Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Giờ đây cây cà phê đã trở thành loại cây trồng chủ lực của nền nông nghiệp. Nhưng không phải bất kỳ nơi nào tại Việt Nam cũng trồng được cà phê. Cây cà phê thích hợp sống ở những vùng đất đồi núi cao (trên mực nước biển khoảng 600m trở lên). Hãy cùng chúng tôi điểm qua những vùng trồng cà phê nổi tiếng tại Việt Nam.
Vùng Tây Bắc
Tây Bắc là một trong 3 vùng nổi tiếng ở Việt Nam về cà phê. Đặc biệt là cà phê Arabica, hay còn được gọi là cà phê chè. Tây Bắc đặc biết đến là vùng có địa hình chia cắt phức tạp. Gồm một số núi trung bình và núi cao bao quanh với các bồn địa lớn, nhỏ. Trong đó có những cao nguyên như cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu…
Đặc điểm của các vùng đất ở đây không có độ cao lý tưởng. Chỉ vào khoảng 400 – 500m nhưng vẫn có thể trồng cà phê Arabica. Sản phẩm cũng cho chất lượng khá vì nó có điều kiện khí hậu đặc trưng của vị trí gần vĩ tuyến Bắc.
Nhiều nghiên cứu của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đã khẳng định: Bên cạnh diện tích cà phê chè đang phát triển rất tốt ở khu vực nông trường Mường Ảng thuộc tỉnh Điện Biên thì còn có nhiều diện tích có thể trồng cà phê chè, đưa diện tích cà phê chè ở vùng Tây Bắc lớn hơn nữa.
Vùng Tây Nguyên
Khi nói các vùng trồng cà phê ở Việt Nam thì không thể không kể đến Tây Nguyên. Những địa danh của Tây Nguyên như: Đắk Mil (Đắk Nông), Đắk Hà (Kon Tum), Chư Sê (Gia Lai) … Và đặc biệt là Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk được coi là “vựa” xuất khẩu đứng đầu thế giới.
Các đặc điểm thổ nhưỡng tại đây được coi là rất lý tưởng để canh tác cà phê như: đất đỏ bazan, ở độ cao khoảng 500m – 600m so với mặt biển. Cùng khí hậu mát mẻ mưa nhiều. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cà phê Robusta của Tây Nguyên là sản phẩm “trứ danh”.
Cà phê Tây Nguyên thường mang những đặc trưng như: có hàm lượng caffeine mạnh, vị đậm, và ít chua. Đôi khi còn là vị ngậy của bơ, dầu hoặc vị của caramen. Cũng có khi là vị của nắng, gió cao nguyên….
Ngoài cà phê Robusta, Tây Nguyên cũng cho ra sản lượng cà phê Arabica bình ổn hàng năm. Với hương thơm quyến rũ khá đặc biệt. Tại một số vùng, nơi có độ cao trên 1.500m, với nhiều vùng đồi dốc thoải cùng khí hậu mát mẻ với nền đất đỏ bazan nên rất lý tưởng cho giống Arabica phát triển và sản sinh. Đặc biệt nguồn cà phê Arabica tại đây còn được đánh giá là có chất lượng được đánh giá ngon nhất nhì thế giới.
Vùng Trung Bộ
Khu vực Trung bộ nước ta cũng có những vùng đất độ cao tuy không cao không phải là lý tưởng cho giống cây cà phê Arabica. Tuy nhiên với điều kiện địa lý và khí hậu tại Khe Sanh (Quảng Trị), Phủ Quỳ (Nghệ An) lại phù hợp để trồng giống Catimor là loài được lai giữa chủng Catimor (Arabica) với Hybrid de Timor(lai giữa Arabica và Robusta ). Khi được trồng tại đây, cà phê tuy không có vị ngọt đậm như Bourbon. Nhưng Catimor lại có hương thơm sâu lắng và vị chát, mặn.
Ngoài ra, tại Phủ Quỳ cà phê Arabica cũng được trồng và đặc biệt sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi đây khi địa hình có độ cao từ 50-80m (so với độ cao phù hợp là từ 1000-1600 m), thời tiết gió Lào khắc nghiệt. Bởi đây là vùng đất đỏ bazan núi lửa được đánh giá là loại đất tốt để cà phê sinh trưởng. Tuy nhiên, hiện nay diện tích cà phê tại đây đã giảm sút và cho năng suất giảm.
Trên đây là chia sẻ về những vùng trồng cà phê ở Việt Nam. Theo đó bạn có thể hiểu rõ hơn về các giống cà phê tại các vùng trên đất nước. Mỗi loại cà phê khác nhau tại các vùng khác nhau sẽ cho ra những chất lượng khác nhau. Qua đây bạn cũng dễ dàng phân biệt cũng như lựa chọn loại cà phê thích hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân.
Theo thepowercoffee
Công ty Cà phê Thơm nhà sản xuất cà phê chất lượng cao, 100% cà phê rang mộc, không tẩm độn bất kì hương liệu nào. Cà phê luôn tươi mới (Rang tại xưởng khi có đơn hàng), Chuyển hàng toàn quốc. Tham khảo ngay: www.thomcoffee.com hoặc gọi: 0888.525759