Phở khô Gia Lai giữa lòng Sài Gòn
Rõ ràng tô phở khô Gia Lai giữa lòng Sài Gòn được bày biện sang trọng hơn, không gian cao cấp và nhân viên phục vụ tốt hơn, vậy mà, vẫn thèm, vẫn thấy thiếu thiếu cái gì đó.
Có thể bạn quan tâm:
- Dimsum – món hot Sài Thành
- Về Gio An ngắm giếng cổ, ăn rau liệt
- Bánh cuốn ‘hàng hiệu’ 35 năm gần chợ Bà Chiểu: Bà chủ tự tay đổ bánh
- 5 loại mặt nạ dưỡng tóc tại nhà từ quả bơ
Những món cuốn chinh phục người Sài Gòn Trở về cố đôThanh mộc như bánh hạt dẻ Sa Pa
Phở khô Gia Lai còn được gọi là phở hai tô Gia Lai. Tên gọi này xuất phát từ việc một tô sẽ đựng bánh phở, rau sống, thịt nạc băm, hành phi… và một tô đựng súp cùng ít thịt bò tái. Phở khô Gia Lai không được dọn kèm rau sống mà là phần tương ăn phở điểm xuyết ít ớt băm nhuyễn.
Gọi phở khô Gia Lai vì nhiều người tin rằng đây là nơi xuất hiện món ăn này dù chưa có tư liệu để khẳng định nguồn gốc của món ăn, chỉ biết không chỉ người Gia Lai mà du khách từng đến vùng đất này, dù vô tình hay cố ý thưởng thức sẽ nhớ, sẽ thương và muốn quay lại lần nữa để thưởng thức.
TPHCM không có nhiều quán bán phở khô Gia Lai, số quán bán món ăn này mà ngon thì càng ít. Không nhiều lựa chọn nên người bạn phố núi hẹn tôi đến quán cà phê để ăn phở khô bò.
Nếu món phở thông thường chỉ có một cách thưởng thức thì thực khách có thể tận hưởng phở khô, nhất là phở khô Gia Lai theo nhiều cách. Có người sau khi được phục vụ, bưng tô súp bò trút hết vào tô đựng bánh phở trong cái nhìn ngỡ ngàng của mọi người. Có người rẽ đôi phần bánh phở, một nửa trộn với nước xốt làm từ tương hột ăn kèm, khi nào ăn hết nửa ấy, trút tô nước súp vào, xem như ăn theo hai cách.
Nhưng cũng có người như bạn tôi, cho hết chén tương vào tô bánh phở trộn đều sao cho mọi thành phần trong tô từ bánh phở, đến thịt bằm, rau sống đều áo một lớp nước màu đen, rồi từ tốn gắp, từ tốn nhai, thỉnh thoảng ngơi nghỉ bằng muỗng nước súp, miếng thịt bò tái. Tôi không học theo anh, tôi ăn theo cảm nhận của mình và nhận ra, khi trộn tương cùng bánh phở, trong khoang miệng là vị đậm đà của tương, thanh của rau, ngọt của thịt; nước súp thanh, ngọt và thịt bò mềm, ngọt.
Vừa ăn, anh vừa kể về ngày xưa, về việc anh không nhớ lần đầu tiên ăn phở khô là bao nhiêu tuổi, chỉ nhớ khi nhận biết được, trung bình mỗi tuần anh sẽ ăn khoảng 2 – 3 lần và lần đầu tiên tự trả tiền sau khi ăn thì tô phở khô ấy có giá 2.000 đồng – gấp đôi tiền mua một ổ bánh mì thịt và gấp 4 lần tiền mua một gói xôi đậu.
Anh kể, dù ăn thường xuyên nhưng lần nào, anh cũng cảm thấy món ăn rất ngon. Rồi nhìn suất phở khô trên bàn, anh thở ra vì vẫn chưa tìm được vị của món ăn trong ký ức. Nghe anh nói, tôi bật cười, bảo: “Nguồn nước khác, thổ nhưỡng khác, món ăn đã không giống nhau rồi. Và, cậu có kiếm thêm 10, 20 quán phở khô thì cũng không thể tìm ra hương vị cậu mong muốn, bởi cái cậu nhớ là quê hương, không phải món ăn”.
Nghe tôi nói, mắt cậu sáng lên, gật gù: “Hèn chi, dù phở khô ở các quán, nhà hàng của TPHCM sang trọng hơn, bày biện tinh tế hơn, ăn cũng ổn mà em vẫn cứ thấy thiếu thứ gì đó”.
Theo Phụ nữ Online
Công ty Cà phê Thơm nhà sản xuất cà phê chất lượng cao, 100% cà phê rang mộc, không tẩm độn bất kì hương liệu nào. Cà phê luôn tươi mới (Rang tại xưởng khi có đơn hàng), Chuyển hàng toàn quốc. Tham khảo ngay: www.thomcoffee.com hoặc gọi: 0888.525759