Thuyết minh Lăng Tự Đức: Phần 2- Lăng mộ Tự Đức
Lăng Tự Đức – Kính thưa quý khách, vừa rồi quý khách vừa được chiêm ngưỡng hồ Lưu Khiêm với Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ – nơi mà khi còn sống vua thường tới dạo chơi, ngắm cảnh, ngâm thơ.
Thuyết minh Lăng Tự Đức: Phần 1- Cảnh đẹp hồ Lưu Khiêm
Thuyết minh Lăng Tự Đức: Phần 3 – Khu vực Tẩm Điện
Bây giờ, tôi sẽ giới thiệu với quý khách khu vực quan trọng nhất của một lăng vua, đó là khu mộ của vua. Xin mời quý khách đi hướng này.
Xin mời quý khách tập trung lại gần đây cho khỏi nắng. Và để tiện theo dõi, trước tiên tôi xin được giới thiệu khu vực mộ của vua có các công trình bao gồm: Sân chầu, Bi Đình, hai trụ biểu, hồ Tiểu Khiêm và Bửu Thành. Chúng ta sẽ lần lượt đi tham quan từng công trình thứ tự kể trên.
Đầu tiên là SânChầu- chính là khoảng sân mà chúng ta mới vừa đi qua. Xin mời quý khách nhìnlại phía kia. Sân Chầu là công trình có thể bắt gặp trong tất cả các lăng mộcủa các vị vua triều Nguyễn. Đó là một khoảng sân rộng, hai bên có hai hàngquan văn võ và voi ngựa đứng trong tư thế xếp hàng để đợi lệnh vua. Điều nàybắt nguồn từ một quan niệm rằng, sau khi qua đời, vua vẫn tiếp tục làm vua ởmột thế giới khác, vẫn trị vì và có quan lại theo hầu. Chính vì vậy, khi xâylăng mộ cho một vị vua, người ta muốn tái hiện lại khung cảnh như khi vua cònsống, với một niềm tin rằng ở thế giới bên kia, vua vẫn thiết triều và được báquan văn võ hầu hạ. Và phía trước mặt quý khách là những bức tượng đá được tạchình các vị quan văn võ và voi ngựa đứng thành hai hàng để chầu vua. Dường nhưhọ vẫn đang đứng đợi lệnh vua một cách trung thành ở một thế giới tâm linh nàokhác.
Nhìn vào trang phục của các bức tượng, chúng ta có phân biệt quan văn vàquan võ như sau: người cầm thanh kiếm là quan võ, người có vạt áo dài hơnở phần tay và cầm thẻ bài là quan văn. Nếu như ở Đại Nội, các tượng quan văn võở sân Bái Đình được sắp xếp theo trật tự “Tả Văn Hữu Võ” thì ở đây cũng như cáclăng tẩm khác, tượng được xếp theo trật tự “Thượng Văn Hạ Võ”- tính từ vị trícủa vua nhìn xuống, thì quan đứng trước phải là quan văn, và sau đó mới đếnquan võ. Căn cứ vào vị trí đứng luôn được ưu tiên hơn của quan văn, chúng ta cóthể thấy được một quan niệm trọng quan văn dưới thời phong kiến lúc bấy giờ. Nếu quý khách tinh ý sẽ thấy rằng các bức tượng này có kích thước rất khiêm tốn, điều này cũng không phải ngẫu nhiên.
Người ta cho rằng, lúc sinh thời, vua Tự Đức chỉ cao 1m53, chính vì thế mà các tượng quan không được phép xây cao hơn vua. Ngoài ra, còn có một giả thuyết nữa, đó là người ta quan niệm khi chết đi, hình hài con người sẽ thu nhỏ lại, và đó cũng có thể là một lí do nữa giải thích vì sao các bức tượng kia lại nhỏ như vậy. Cùng với những di vật may mắn còn lại sau chiến tranh, những bức tượng như thế này trong các di tích lịch sử cũng là một trong những minh chứng quý giá giúp người đời sau hiểu thêm về trang phục của quan lại triều đình dưới triều Nguyễn. Triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Bây giờ xin mờiquý khách quay sang phía bên này, xin được giới thiệu với quý khách công trìnhnày được gọi là Bi Đình, bên trong có tấm bia đá lớn nhất Việt Nam, cao 5m vànặng 20 tấn. Tấm bia này được mang về từ Thanh Hóa, là một vùng đất sản xuấtgạch đẹp và cũng là nơi phát tích của dòng họ Nguyễn danh giá. Trên bia có khắcbài Khiêm Cung Kí do chính vua Tự Đức viết nên. Ông viết bài này thay cho bài”Thánh Đức Thần Công” mà lẽ ra, như trong các lăng tẩm khác, phải do vịvua kế vị viết nên để ca ngợi công đức của vua cha.
Bất hạnh thay cho vua TựĐức không có con nối dõi, tự biết cảnh ngộ của mình, nên vua đã ngậm ngùi tựxây cho mình tấm bia này và viết bài Khiêm Cung Kí dài 4935 chữ để tự thuật vềcuộc đời của mình từ lúc còn bé, đến khi được vua cha là Thiệu Trị nhường ngôivà trong suốt 36 năm trị vì, cùng những thăng trầm của triều đại, vua Tự Đức đãtự kể công và luận tội của mình trước lịch sử. Qua bài kí chúng ta sẽ được hiểurõ hơn về cuộc đời của một vị vua tài hoa nhưng gặp phải nhiều bất hạnh này.
Như đã giới thiệu lúc nãy, ngay từ thuở nhỏ, Tự Đức đã sớm thế hiện là một người thông minh hiếu học, văn hay chữ đẹp, dưới sự dạy dỗ nghiêm khắc của mẹ mà sau này là thái hậu Từ Dũ, vua Tự Đức đã sớm được vua cha tin yêu, và mặc dù chỉ là con thứ, nhưng lại được trao ngôi báu. Người anh trưởng là Hồng Bảo không phục, luôn ôm mộng đoạt lại vương quyền. Chính vì điều này mà vua Tự Đức nhiều lần phải đối mặt với những âm mưu đảo chính và những cuộc nổi loạn trong liên quan đến người anh trai này. Khi Hồng Bảo tạo phản không thành và chết trong ngục, nhiều người cho rằng vua Tự Đức có liên quan đến cái chết của anh trai mình.
Về sau, con trai của Đinh Đạo lại tiếp tục liên quan đến cuộc nổi loạn của anh em nhà họ Đoàn- còn gọi là loạn Chày Vôi, và sau khi cuộc nổi loạn thất bại, Đinh Đạo cũng bị tội chết. Vì một ngôi báu mà huynh đệ tương tàn, mang tiếng giết anh, giết cháu. Đây cũng là một nỗi phiền muộn mà sau này nhà vua cũng muốn phân trần trong bài Khiêm Cung Kí để người đời sau được rõ.
Có thể nói vua Tự Đức là một trong những người tài hoa, uyên bác nhất trong các vị vua triều Nguyễn lúc bấy giờ và ông là một môn đồ tích cực của Khổng học. Làm vua nhưng vẫn rất mực hiếu thảo, đặc biệt là với mẹ là bà Từ Dũ.
Tuy nhiên Tự Đức lại là một vị vua phải gánh chịu nhiều bất hạnh:
Thứ nhất: ông không có con nối dõi.
Vốn là người cả đời đọc sách thánh hiền, tỏ tường đạo lý, lại là một người con hiếu thảo mà bản thân lại không có con- ấy là tội bất hiếu lớn nhất. Có thể nói đây là một nỗi buồn lớn trong cuộc đời của vua Tự Đức.
Thứ hai: bất lực trước thời cuộc.
Triều đại của vua Tự Đức kéo dài mà lại yếu, có nhiều biến cố rủi ro cho đất nước. Phải đối phó với nạn nội bang lẫn ngoại bang. Phía Tây thì Pháp chiếm đánh, phía Bắc thì nhà Thanh mưu đồ xâm chiếm các tỉnh phía Bắc. Quá trình xâm lược của thực dân Pháp (1858-1884) diễn ra gần như toàn bộ dưới vua thời Tự Đức. Trong quá trình đó, triều đình của vua Tự Đức đi từ thất bại này đến thất bại khác. Bản thân là người đứng đầu một đất nước đang đứng trước mối họa xâm lăng dẫn đến mất nước mà trong thời gian trị vì hàng chục năm ông vẫn không vực dậy nổi cơ đồ, đó là một trách nhiệm không thể chối bỏ trước lịch sử. Và trong bài Khiêm Cung Kí ông cũng đã thừa nhận trách nhiệm của mình vì bất tài mà để mất nước. Đối với một vị vua, đó là một thất bại nặng nề.
Thứ ba: trước hoàn cảnh đất nước đầy khó khăn, một vị vua như Tự Đức lại không có một trung thần tâm giao để phò tá và chia sẻ những trăn trở lớn lao. Ngay cả vị quan được xem là người có quyền lực ủng hộ mạnh mẽ cho vua Tự Đực lúc bấy giờ là Trương Văn Quế cũng là một người rất bảo thủ. Đứng ở ngôi cao, Tự Đức lại càng trở thành một vị vua cô đơn và bất lực, bài kí của ông vì thế mà phảng phất nhiều nét u sầu, ưu tư.
Nhiều ý kiến cho rằng vua Tự Đức là người quá thiên về khổng giáo với những triết lý nho học đang lỗi thời và trọng thú văn chương hơn sách lược quân sự. Chính vì thế mà trong thời buổi lúc bấy giờ thì điều này là có hại nhiều cho vua Tự Đức, khiến ông quá tha thiết với những giá trị cổ truyền trong khi thời buổi đất nước đang đòi hỏi canh tân. Thực ra, bản thân vị vua này cũng có những mâu thuẫn nội tại của chính mình. Vua có nhiều quan điểm truyền thống cứng nhắc, nhưng ông cũng có những ý tưởng cải cách đất nước.
Chính vua Tự Đức là người cấm đoán gay gắt việc buôn bán, nhưng khi tìm hiểu ở những nước bạn, và đặc biệt là sau khi đọc quyển Hương Cảng Tân Văn, thấy rằng việc chấn hưng đất nước nhất thiết phải chống bảo thủ, cho thông thương, đóng tàu, đúc súng, cử người đi học tiếng nước ngoài,…v…v… và ông muốn cho thi hành ngay. Thế nhưng, các quan trong triều lại bàn lùi, cho rằng nước ta khác nước bạn, muốn thay đổi cũng phải làm từ từ. Người ủng hộ, kẻ thì bàn lui. Rốt cuộc nhiều kế hoạch canh tân không thành. Một phần cũng là vì vua thiếu quyết đoán, bản thân lại có nhiều mâu thuẫn với chính mình nên làm gì cũng do dự.
Một khó khăn lớn nữa của vua Tự Đức là ông làm vua ở thời điểm có nhiều tư tưởng trái ngược nhau trong triều đình và nho sĩ. Người bảo đánh Tây, kẻ lại cầu hòa, vua Tự Đức không đủ bản lĩnh để khẳng định một lựa chọn khi đứng giữa hai bên. Cuối cùng thì việc lớn không làm được. Trong bài Khiêm Cung Kí, nhà vua cũng đã tự nhận trách nhiệm của mình : “Không sáng suốt trong việc biết người, ấy là tội của ta. Hàng trăm việc không làm được, đều là tội của ta cả…”
Sự do dự của ông còn thể hiện trong di chiếu của mình trước khi qua đời. Khi quyết định truyền ngôi lại cho người con nuôi lớn tuổi nhất để tránh nạn quyền thần (đã từng xảy ra với mình), thế nhưng ông còn do dự đến nỗi ghi trong di chiếu rằng người này thiếu tài đức, lại có nhiều tật xấu,…v…v… Và chính điều này đã mang lại bi kịch cho vị vua nối ngôi là Dục Đức cũng như các vị vua sau này và phần này góp phần làm cho vương triều nhà Nguyễn càng thêm suy yếu.
Có thể bạn quan tâm: Giá vé tham quan tại các điểm Di tích Cố Đô Huế
Kể đến đây, chắc hẳn quý vị cũng đồng ý với tôi rằng làm vua không hề dễ dàng và sung sướng như mọi người vẫn nghĩ phải không ạ?
Quý khách nhìn sang hai bên nhà bia có thể thấy hai trụ biểu sừng sững uy nguy, thể hiện uy quyền và tài đức của nhà vua. Trụ biểu thường được dựng ở những công trình quan trọng mang tầm cỡ quốc gia, khi nhìn thấy trụ biểu này, thì người ta hiểu ra đây là nơi trang nghiêm, phải kính cẩn, giữ yên lặng, không được phép nói chuyện ồn ào. Phía trên trụ biểu được tạc hình hoa sen, đây là một trong những dấu ấn của Phật Giáo được thể hiện trong các công trình kiến trúc dưới thời Nguyễn, triều đại mà Phật Giáo rất thịnh hành.
Đứng từ đây nhìn về phía bên phải của quý khách, đó là phần mộ của Hoàng Hậu của vua- Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu, tên thật của bà là Võ Thị Duyên. Bà là con của Thái Tử Thái Bảo, Đông các đại học sĩ, kiêm quản Quốc Tử Giám sự vụ Võ Xuân Cần.
Phía xa hơn là phần mộ của vua Kiến Phúc. Kiến Phúc là một trong ba người con nuôi của vua Tự Đức mà sau này được lên ngôi vua. Hai người anh của vua Kiến Phúc là con của Kiến Thái Vương, ông có ba người con trai là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, Nguyễn Phúc Ưng Lịch và Nguyễn Phúc Ưng Đường đều được vua Tự
Đức nhận làm con nuôi và sau này lần lượt đăng ngôi, chính là ba vị vua Kiến Phúc, Hàm Nghi và Đồng Khánh. Trong người này thì Kiến Phúc là người con nuôi được Tự Đức yêu quý nhất. Nhưng thật không may, ông chỉ làm vua được 8 tháng thì qua đời, và do hoàn cảnh binh biến rối ren lúc bấy giờ, vua Kiến Phúc đã được an táng ở đây. Câu chuyện về cái chết của vua Kiến Phúc đến nay vẫn còn nhiều nghi vấn, nếu quý khách quan tâm thì lát nữa khi trở ra tôi sẽ kế cho quý khách nghe. Bây giờ xin mời quý khách đi vào bên trong.
Xin mời quý khách dừng lại trong giây lát. Kính thưa quý khách, chúng ta đang đi ngang qua hồ Tiểu Khiêm. Hồ có hình bán nguyệt, ý muốn nói rằng trăng khuyết rồi trăng sẽ lại tròn, cuộc đời có lúc trầm rồi sẽ có lúc thăng, và mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp. Đây cũng là một quan niệm rất có ý nghĩa với vua Tự Đức, khi mà cuộc đời của ông đã có quá nhiều biến cố và bất hạnh rồi và đây chính là nơi mà ông muốn hòa mình vào với cảnh quan thanh thoát, hữu tình, với thiên nhiên cây cỏ để tìm quên.
Hồ được xây ngay trước phần mộ của vua còn mang một ý nghĩa sâu xa nữa, đó là hồ đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội- điều này thể hiện sự chu toàn của vua trong việc đón nhận cái chết. Hồ Tiểu Khiêm được xây dựng ngay trước chính diện của Bửu Thành, chính là nơi chôn cất thi hài của vua Tự Đức. Bây giờ xin mời quý khách tiếp tục đi vào bên trong để tham quan mộ vua.
Kính thưa quý khách, đây là khu vực bia mộ của nhà vua. Phía trước- sau đều có tấm bình phong làm tiền án và hậu chẩm, lấy hồ Tiểu Khiêm là yếu tố minh đường và xung quanh là tường thành bao quanh, bốn bề thông reo.
Chính giữa là bia mộ vua được xây bằng đá. Tuy nhiên, thi hài của vua đang ở vị trí nào thì không một ai biết. Tương truyền rằng, khi vua chết, đoàn quân đưa tang vua đi thuyền xuôi hồ Lưu Khiêm rồi vào đến đây thì đào một đường hầm xuống thẳng huyệt đạo và chôn cất thi hài vua ở một vị trí bí mật, xong thì lấp lại bằng đá thanh và công trình có được hình dáng bề ngoài như chúng ta thấy. Sau đó thì những người đưa tang này không bao giờ trở ra nữa. Và bí mật về vị trí chôn thi hài của vua đến nay vẫn còn là một ẩn số. Một số người cho rằng chỉ có hoàng tử thân tín của vua biết, nhưng thực hư thế nào đến nay vẫn chưa hề được hé mở.
Có một điều đặtbiệt là không phải riêng gì vua Tự Đức mới chọn cách mộ táng bí mật như vậy.Trong hầu hết các lăng mộ của các vị vua khác trong triều Nguyễn, vị trí chônthi hài của nhà vua cũng được giữ bí mật. Lí do thì có rất nhiều. Xuất phát từniềm tin vua vẫn tiếp tục sống và hưởng thụ phú quý ở một thế giới khác, người ta thường chôn cùng thi hài củavua những tài sản vàng ngọc và châu báu quý giá. Vì thế mộ vua sẽ dễ trởthành mục tiêu của những tên đào trộm mộ.
Bên cạnh nguyên nhân này, mộ vua cầnđược giữ bí mật vì một căn nguyên sâu xa nữa, đó là tránh sự trả thù. Để hiểuthêm về điều này thì chúng ta phải quay ngược về quá khứ để tìm hiểu mối thâmthù giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn- tức vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Lúc bấygiờ khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thành công, vua Quang Trung lên ngôi nhưng vẫnchưa hoàn toàn yên tâm về cơ đồ mới được gây dựng của mình.
Ông muốn triệt tiêutận gốc mầm mống phục hưng của dòng họ chúa Nguyễn, bèn cho người đi tìm cácphần mộ của các vị chúa Nguyễn từ đời Nguyễn Hoàng trở đi và cho đào tung hàicốt lên, xử trảm hài cốt và mỗi phần cho vứt mỗi nơi. Ông cho rằng làm như vậyđể từ nay sự hưng thịnh của con cháu của chúa Nguyễn không bao giờ khôi phụcđược nữa.
Sau này, khi Nguyễn Ánh đánh bại triều đình Tây Sơn và lên ngôi vua,lấy hiệu là Gia Long, ông cũng đã cho quân lính truy tìm và khai quật mộ vuaQuang Trung và đã trả thù cho tổ tiên của mình bằng đúng cách đó. Gia Long nóirằng: ” Ta vì chín đời mà trả thù.” Và có lẽ, chính mối thù này đã là một kinhnghiệm đau thương mà các vua nhà Nguyễn không bao giờ muốn lập lại. Vì thế, khixây lăng mộ, vị trí thi hài của nhà vua luôn được giữ bí mật. Tất nhiên, đâychỉ là một câu chuyện bên lề lịch sử mà tôi cung cấp thêm cho quý vị, còn thựchư như thế nào thì trước nay lịch sử luôn có những dị bản. Và nếu quý kháchmuốn tìm hiểu thêm, thì tôi chắc chắn rằng còn có rất nhiều điều thú vị chưađược hé mở đằng sau những lăng mộ như thế này. Tiếp theo quý khách hãy theo chân đến thăm khu tẩm điện.
Nguồn: http://truyenfun.com/doc-truyen/313202423-bai-thuyet-minh-lang-tu-duc-phan-3-den-tham-khu.html
Công ty Cà phê Thơm nhà sản xuất cà phê chất lượng cao, 100% cà phê rang mộc, không tẩm độn bất kì hương liệu nào. Cà phê luôn tươi mới (Rang tại xưởng khi có đơn hàng), Chuyển hàng toàn quốc. Tham khảo ngay: www.thomcoffee.com hoặc gọi: 0888.525759