Về Bạc Liêu thăm nhà công tử giàu sang bậc nhất xứ Nam Kỳ
Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu, ngôi biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng năm 1919 do kiến trúc sư người Pháp thiết kế khi công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy mơí 19 tuổi. Lúc đó đây là căn nhà to đẹp nhất Nam Kỳ lục tỉnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Xanh mát hồ Khe Rưng
- Trằm Trà Lộc – “viên ngọc” giữa đồng bằng
- Checkin đồi cỏ lau hồng tại Quảng Trị thôi nào
- Bí ẩn đằng sau ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Kiến trúc tổng thể Công tử Bạc Liêu
Hơn một thế kỉ đã đi qua, nhưng ngôi nhà vẫn còn nguyên những nét cơ bản đẹp đẽ của nó. Các bù loong, ốc vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự P rất hoa mĩ, chỉ rõ nơi xuất xứ là từ thủ đô Paris hoa lệ. Đây là một căn nhà khá rộng, trước kia là một căn nhà bề thế nhất Bạc Liêu, người dân thường quen gọi là “nhà Lớn”.
Tổng thể khu nhà gồm 2 tầng kiến trúc với màu sơn chủ đạo là màu trắng vô cùng sang trọng và lộng lẫy. Vật liệu chủ yếu được sử dụng là thép đúc, đá cẩm thạch dùng để lát nền, gạch cùng nhiều khung sắt trang trí tạo thành một tổng thể kiến trúc vô cùng đặc biệt giữa thành phố Bạc Liêu. Kiến trúc độc đáo của khu nhà mang đặc trưng của văn hóa Pháp, là đại diện của lối kiến trúc thành phố Paris xưa mà nhiều công trình kiến trúc ở Việt Nam vẫn còn đang lưu giữ.
Nội thất trong nhà
Tầng trệt của ngôi nhà gồm: 2 phòng ngủ, hai đại sảnh khá rộng và sang trọng cùng với cầu thang dẫn lên lầu. Trên lầu còn có 3 phòng ngủ và hai đại sảnh, với đường nét thiết kế tỉ mỉ, bên trong ngôi nhà cũng toát lên nét sang trọng và hào hoa. Những chiếc đèn màu vàng lung linh toả ánh sáng khắp các gian phòng cho ta một cảm giác ấm cúng và thoải mái. Trên mỗi cây cột cũng được trang trí nhiều hoa văn khá đẹp mắt.
Tủ thờ nơi đây khá to và trang nghiêm, như để minh chứng cho một thời kì huy hoàng của vị công tử ăn chơi nhất xứ Nam Kì này. Lối cầu thang dẫn lên lầu khá rộng, uốn lượn mềm mại dẫn du khách khám phá những điều thú vị bên trên.
Không chỉ đẹp về kiến trúc và nội thất, ngôi nhà còn có nhiều món đồ cổ quí hiếm. Những chi tiết chạm trổ tinh tế của người nghệ sĩ tài hoa đã tô điểm cho những chiếc bàn, những cái ghế nơi đây thêm đẹp và đặc sắc. Các bộ bàn ghế nơi đây đều được cẩn xà cừ sắc sảo mà khó có nơi nào có được.
Ngoài ra, trong nhà còn có những chiếc bình, chum trà trang trí hình rồng đã tô điểm cho ngôi nhà thêm nhiều màu sắc sống động. Các đồ vật nơi đây đều rất cổ và quí hiếm, tuy đã mất mát nhiều do chiến tranh và các nguyên nhân khác nhưng những thứ còn lại cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông công tử Bạc Liêu lúc bấy giờ.
Đặc biệt, nơi đây còn có một phòng gọi là “phòng công tử”, bởi trước kia đó là phòng của ông Trần Trinh Huy- hay chính là công tử Bạc Liêu.
Phòng có đầy đủ tiện nghi với ti vi, máy lạnh một bàn viết. Ngoài ra, ‘Hắc công tử’ còn có 1 phòng ngủ nữa để kê thêm 1 chiếc giường, cả 2 chiếc giường đều có chiều dài 2,5 m, rộng 2m, được đóng bằng gỗ sưa (huỳnh đàn) được phân ra làm giường nóng và giường lạnh. Mặt giường nóng gồm 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại, được dùng để ngủ vào mùa mưa. Còn giường lạnh có lót miếng đá cẩm thạch lớn, nên dùng ngủ vào mùa hè nóng nực. Toàn bộ giường được khắc cẩn xà cừ với nhiều hoa văn tinh xảo. Trên mỗi chiếc giường cổ này cẩn đến 30 kg ốc xà cừ (giá thị trường hiện khoảng 200 triệu đồng/kg). Như vậy, tính riêng tiền ốc dùng để cẩn chiếc giường đã lên đến 6 tỷ đồng.
Dù đã hàng trăm năm trôi qua, rất nhiều vật dụng trong nhà đã thất lạc do các biến cố lịch sử, nhưng ngôi nhà vẫn giữ được vẻ đẹp sang trọng vốn có của nó, thể hiện sự xa hoa bậc nhất của Trần gia.
Theo Vntrip
Công ty Cà phê Thơm nhà sản xuất cà phê chất lượng cao, 100% cà phê rang mộc, không tẩm độn bất kì hương liệu nào. Cà phê luôn tươi mới (Rang tại xưởng khi có đơn hàng), Chuyển hàng toàn quốc. Tham khảo ngay: www.thomcoffee.com hoặc gọi: 0888.525759