Khám phá khu di tích vua Mai Hắc Đế
Khu di tích lịch sử vua Mai Hắc Đế nằm tại thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia từ năm 1996. Đây là nơi thờ phụng Đức Vua, Thân mẫu và vua kế vị Mai Thiếu Đế.
Vua Mai Hắc Đế có tên húy là Mai Thúc Loan, quê tại Đông Liệt, nay là xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Là người có tài năng, chí lớn, năm 713, Mai Thúc Loan đã vận động nhân dân, anh hùng hào kiệt nổi dậy chống lại ác đô hộ của nhà Đường. Nghĩa quân của Mai Hắc Đế đã quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, lập nên nhà nước Vạn An.
Sau khi Vua Mai Hắc Đế mất, để tưởng nhớ công ơn của ông cùng các tướng sỹ, nhân dân nhiều nơi trong nước đã lập đền thờ phụng, trong đó có đền thờ Vua Mai Hắc Đế tại quê nhà, nay là thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà.
Đền thờ Mai Hắc Đế ở khu vực Ngọc Đái Sơn, hướng ra đê sông Lam rất phong quang, sạch sẽ. Cổng đền thờ khá đồ sộ, có đến sáu trụ nhưng chỉ có một lối vào rất rộng. Trên chóp 2 trụ chính cao lớn là tượng kỳ lân. Trên những trụ khác lại được gắn sen búp. Hai bên cổng xây tường có mái giả. Bên trái là tượng quan võ đeo kiếm, ngựa hồng. Bên phải là tượng quan văn cầm quyển thư, ngựa bạch.
Theo lịch sử ghi lại thì nơi thờ vua Mai Hắc Đế vốn là một ngôi đền nhỏ, khá đơn giản. Đến năm Minh Mạng thứ hai mới được xây dựng khang trang hơn, theo kiểu chồng diềm tám mái. Năm 2005, ngôi đền được trùng tu gồm ba phần:
Thượng điện thờ vua và gia quyến
Trung điện thờ tướng sĩ có công
Hạ điện là nơi hành lễ, thờ cúng công đồng và lưu giữ nhiều cổ vật còn lại như long ngai, bài vị, câu đối
Cách đền khoảng 3km về phía Tây là khu mộ của vua Mai Hắc Đế. Khu lăng mộ này được xây dựng ngay trên khu đất an táng. Ngôi mộ được xây dựng theo phong cách miếu ở trên, mộ ở dưới. Hiện nay, khu mộ đã được trùng tu lại với qui mô bề thế và trang trí rất công phu.
Đền thờ vua Mai Hắc Đế được xây dựng cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử và thời gian nên đã xuống cấp trầm trọng và bị hủy hoại hoàn toàn. Đầu năm 2011, đền thờ Mai Hắc Đế được nhân dân và chính quyền huyện nhà đầu tư phục hổi, tu bổ tôn tạo lại trên nền đất cũ trước đây.
Các hạng mục kiến trúc chính của Đền hiện có: cổng vào, tắc môn, đền thờ xây bằng gạch 1 gian đổ bia mái cong và các hiện vật thờ cúng trong đền. Đặc biệt phía trước cổng đền có hai cây đa hàng trăm năm tuổi, cành lá sum suê.
Đền thờ Mai Hắc Đế đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 3424/QĐ-UBND ngày 25/10/2011. Điều đó đã thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta trong việc ghi nhớ công ơn của Mai Thúc Loan đối với quê hương, đất nước.
Đồng thời là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau về niềm tự tôn, tự hào dân tộc, biết quý trọng những giá trị lịch sử văn hóa của cha ông để lại.
Ngày 12-2-2017, tại xã Thịnh Lộc và Mai Phụ (huyện Lộc Hà), UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ đúc tượng và khánh thành đền thờ Vua Mai Hắc Đế.
Đền thờ được xây dựng trên vùng đất thiêng, nơi ông sinh ra với tổng diện tích xây dựng gần 7.000m2, với nhiều hạng mục, trong đó, công trình Tượng đài và Quảng trường Vua Mai Hắc Đế tại Khu du lịch biển Cửa Sót, được xây dựng trên diện tích 4,58ha.
Tượng đài được đúc bằng đồng liền khối, cao 6,8m. Khối tượng nằm trên đế bệ hình vuông kích thước 23,45mx 23,45m, cao 1,35m. Phần đế tượng cao 4m so với sân quảng trường.
Vua Mai Hắc Đế qua đời năm 722. Tương truyền, mộ phần ông đặt trong thung lũng núi Đụn rộng vài chục mẫu, ba mặt có núi bao quanh, ngoảnh mặt về hướng Đông, nhìn thẳng ra dòng sông Lam.
Bên cạnh cung thờ Mai Hắc Đế, khu lăng mộ còn là nơi thờ tự con trai ông là Mai Thiếu Đế cùng các tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống lại ách thống trị của nhà Đường.
Cách khu lăng mộ vua Mai Hắc Đế không xa, trên núi Đụn còn có mộ Mai Thiếu Đế. Ông có tên thật là Mai Thúc Huy, con út của Mai Hắc Đế. Sau khi vua cha mất, kinh đô Vạn An thất thủ, tướng sĩ đã tôn ông lên làm vua kế vị tại căn cứ Hùng Sơn ở núi Đụn.
Ngày 13 – 15 tháng giêng âm lịch hàng năm, người dân khắp các nơi lại nô nức xuôi về huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dự lễ hội Đền vua Mai. Ngày 16 tháng Giêng là ngày Giỗ vua Mai Hắc Đế
Trước khi cử hành đại lễ vào ngày Rằm tháng Giêng cũng như ngày giỗ 16 tháng 9 tại Khu lăng mộ và đền thờ vua Mai, ban lễ nghi đều lên dâng hương tại ngôi mộ mẹ vua Mai ở núi Giẻ để tỏ lòng tri ân người từ mẫu đã có công sinh thành và dưỡng dục một người con trở thành anh hùng dân tộc, làm rạng danh cho quê hương đất nước.
Lễ hội tưởng nhớ vua Mai mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống gắn liền với những truyền thuyết, sự tích lịch sử của vua Mai và nghĩa quân Hoan Châu. Một trong những hoạt động không thể thiếu được của lễ hội là lễ đại tế với bài chầu văn tái diễn lại quang cảnh chiến trường đầy vẻ bi tráng của vua Mai và nghĩa quân tại chiến địa vùng Quốc đô Vạn An.
Các hoạt động trong Lễ hội đều thể hiện tinh thần thượng võ như rước kiệu, đua thuyền, cờ tướng, cờ thẻ, chọi gà, đu tiên, trong đó có thi đấu vật được coi như linh hồn của các trò chơi lễ hội, bởi vì hội vật đã gợi nhớ lại vua Mai là đô vật nổi tiếng cả vùng Hoan Châu. Khi chuẩn bị khởi sự đại nghiệp, Ngài đã tổ chức đấu vật để tuyển chọn nhân tài.
Ngày nay lễ hội tưởng nhớ vua Mai được chính quyền sở tại tổ chức chu đáo, hoành tráng, thành kính và an toàn. Về nội dung được nâng lên phong phú hơn, có sức lan tỏa rộng lớn hơn. Công tác tuyên truyền cổ động, quảng bá, giới thiệu nội dung lễ hội được chú ý đạt chất lượng tốt hơn, có in ấn và phát hành rộng rãi các ấn phẩm văn hóa để giới thiệu về di tích, về thân thế, sự nghiệp của vua Mai.
Lễ hội tưởng nhớ vua Mai ngày càng khởi sắc, thực sự trở thành môi trường văn hóa du lịch hấp dẫn để mọi tầng lớp nhân dân được hưởng thụ tinh hoa văn hóa, đã kết tụ và phát huy sôi động hàng năm ngay chính trên mảnh đất thiêng, đậm đà chất sử thi anh hùng của quê hương yêu dấu Nam Đàn.
Công ty Cà phê Thơm nhà sản xuất cà phê chất lượng cao, 100% cà phê rang mộc, không tẩm độn bất kì hương liệu nào. Cà phê luôn tươi mới (Rang tại xưởng khi có đơn hàng), Chuyển hàng toàn quốc. Tham khảo ngay: www.thomcoffee.com hoặc gọi: 0888.525759