Du lịch HuếĐiểm đến miền Trung

Nhà hát Duyệt Thị Đường

Share

Duyệt Thị Đường là tên một nhà hát trong hoàng cung của triều Nguyễn. Đây là một nhà hát có quy mô lớn, được xây dựng sớm so với các nhà hát khác tại kinh đô Huế.

Duyệt Thị Đường là tên một nhà hát trong hoàng cung của triều Nguyễn. Đây là một nhà hát có quy mô lớn, được xây dựng sớm so với các nhà hát khác tại kinh đô Huế. Nó được dùng để biểu diễn những bộ môn nghệ thuật sân khấu mà chủ yếu là biểu diễn tuồng (hát bội), nhằm phục vụ vua, hoàng gia, các đình thần và thượng khách nước ngoài có quan hệ với triều đình.


Du lịch, cho thuê xe tại Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng.

Hotline: 0233.3.70 80 90 - Website: https://viettraveler.com.vn


 

Nhà hát này tọa lạc bên trái trong phạm vi Tử Cấm thành, nối với điện Càn Thành bằng một hệ thống hành lang có mái che. Theo sách Đại Nam Nhất Thống thì: “Duyệt Thị Đường ở ngoài tường phía đông điện Quang Minh, ngó về hướng đông, quy mô vuông vức rất cao rộng, dựng năm Minh Mệnh thứ 7(1826). Phía tả tiền làm Sở Thượng Thiện, phía hữu làm viện Ngự y, đều ngăn bức tường, đều làm năm Tự Đức thứ 6(1853). Niên hiệu Thành Thái làm thêm nhà cầu, và nhà bếp. Phía nam viện Ngự y cách bức tường có Thị vệ trực phòng và ty Cẩn Tín.

Duyệt Thị Đường có tổng diện tích là 11740m2, diện tích nhà hát 1182m2. Nhà hát có hình chữ nhật rộng rãi với bộ mái có những bờ quyết cong, được chống đỡ bằng hai hàng cột lim cao 12m, gồm hai tầng. Đây là một tòa nhà bằng gỗ bốn gian hai chái, quay mặt về hướng đông. Chung quanh nhà hát có xây một vòng tường bằng gạch để làm giới hạn. Ở vòng tường ấy, phía đông bắc có trổ cửa Duyệt Thị Tả Môn (cao 5m, rộng 4,2m trong lòng xây cuốn vòm, được làm vào năm 1829) quay mặt về hướng bắc và phía đông nam có trổ cửa Duyệt Thị Hữu Môn quay mặt về hướng đông. Cửa này nằm đối diện với cửa nách (dịch môn) ở bên trái Tử Cấm thành (đã bị xây bít từ lâu). Phía trước Duyệt Thị Đường có một cửa tam quan (cửa chính vào Duyệt Thị Đường ngày nay), cửa ở giữa cao 3m, rộng 4m; hai cửa hai bên cao 2,25m, rộng 1,9m. Trong và ngoài đắp nổi ba chữ Duyệt Thị Môn trên có mái che.

Theo kết quả khảo cổ học của Bảo tàng lịch sử Việt Nam và Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế năm 2003 về khu di tích Duyệt Thị Đường thì diện tích móng ban đầu theo chiều dài đông – tây là 45,9m và chiều rộng nam – bắc là 34,5m. Hệ thống móng này cách đều móng nhà hát Duyệt Thị Đường hiện tại ở hai mép đông và tây là 2,8m, hai phía nam bắc là 6,8m. Nền nhà gốc ở độ sâu 18 – 25cm (so với nền nhà hiện tại), lát gạch Bát Tràng màu đỏ tươi kích thước 38cm x 38cm x 3,5cm. Giữa nhà có sàn diễn hình chữ nhật có kích thước 10,5m x 9,1m, lát gạch xi măng tráng men màu đen, kích thước 20cm x 20cm x 2cm. Hàng gạch xung quanh sàn diễn khác màu trang trí hồi văn hình chữ T, có kích thước như gạch lát sàn diễn. Nền nhà phía sau nối với trường lang và được lát bằng gạch Bát Tràng màu nâu sẫm, kích thước 38cm x 38cm x 6,5cm cùng loại với gạch lát trường lang. Sân khấu chính làm nơi biểu diễn ở giữa nhà hát, vị trí của vua ngồi xem hát là ở tầng hai. Sân khấu có ba mặt, phần bức tường ở cuối sân khấu trổ hai cửa, các diễn viên vào phía phải và ra phía trái. Phía sau bức tường là một phòng rộng đựng tủ kệ để chứa các bản tuồng, hia, mão và đạo cụ biểu diễn; trong phòng còn có một khám thờ các vị tổ sư nghề hát bội.

 

Nguồn:Sưu tầm


Công ty Cà phê Thơm nhà sản xuất cà phê chất lượng cao, 100% cà phê rang mộc, không tẩm độn bất kì hương liệu nào. Cà phê luôn tươi mới (Rang tại xưởng khi có đơn hàng), Chuyển hàng toàn quốc. Tham khảo ngay: www.thomcoffee.com hoặc gọi: 0888.525759


 

Share
2024 © Five Seasons Holidays